Trưa nay, 20/4, người dân khu vực phía Nam như TP.HCM, Bình Dương... đã có cơ hội chứng kiến hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu quan sát trực tiếp bằng mắt thường, người xem sẽ không thấy rõ hiện tượng và mắt có nguy cơ bị tổn hại do các tia bức xạ từ mặt trời.
Thay vào đó, các công cụ chuyên dụng như kính thiên văn sẽ giúp cung cấp hình ảnh rõ ràng và sắc nét hơn.
Theo chuyên trang Thế giới Thiên văn, nhật thực lai là hiện tượng thiên văn thông thường, tuy nhiên, vùng quan sát được là một dãy hẹp không phải nơi nào trên thế giới cũng thấy được nên đây vẫn là sự kiện được nhiều người yêu thiên văn mong đợi.
Lần này, chỉ có các tỉnh phía Nam Việt Nam mới có thể quan sát được với độ che khuất chỉ dưới 8%. Ngoài ra, người dân trên quần đảo Trường Sa (Việt Nam) có thể quan sát được với độ che phủ lên tới khoảng 20%. Đây là xu hướng chung của nhật thực "lai" lần này, khi vùng nhìn thấy được pha nhật thực hình khuyên và toàn phần rất hẹp, đa phần trên biển.
Nếu bỏ lỡ, người dân sẽ phải đợi đến tháng 8/2027 mới được quan sát hiện tượng này.
Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, cản một phần ánh sáng đi từ Mặt Trời tới Trái Đất và khiến Mặt Trời bị Mặt Trăng che mất một phần hoặc toàn phần. Nhật thực "lai" (hybrid solar eclipse) là một loại nhật thực “lai” giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Khi nhật thực "lai" xảy ra, một số vùng trên Trái Đất sẽ quan sát được pha toàn phần, một số vùng khác sẽ quan sát được pha hình khuyên, một số nơi khác chỉ thấy được pha một phần. |
Tử Huy
" alt=""/>Chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực 'lai' cực hiếm tại Việt NamTheo CNN, ông Abe sinh năm 1954 tại Tokyo, trong một gia đình giàu truyền thống về chính trị. Cả ông ngoại và ông cậu của ông đều từng giữ cương vị thủ tướng Nhật, trong khi cha ông là cựu Tổng thư ký đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền.
Ông Abe theo học môn khoa học chính trị tại Đại học Seiki và Đại học Nam California. Ban đầu, ông làm công việc kinh doanh và đầu quân cho tập đoàn thép Kobe năm 1979. Tuy nhiên, 3 năm sau, ông Abe trở thành trợ lý cho Bộ trưởng Ngoại giao Nhật.
Vợ chồng ông Abe đã kết hôn được hơn 30 năm. Ảnh: The Guardian |
Ông Abe kết hôn với bà Akie Abe, nhũ danh Matsuzaki vào năm 1987. Hai người không sinh con.
Năm 1993, khi 38 tuổi, ông Abe lần đầu tiên được bầu vào Hạ viện. Ông tái cử 7 lần và giữ nhiều vị trí trong nội các suốt những năm 2000.
Ảnh: Mainichi |
Theo báo Mainichi, năm 2003, ông Abe được bầu làm Tổng thư ký LDP và 3 năm sau trở thành chủ tịch của đảng.
Ông Abe tuyên thệ nhậm chức thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên năm 2006. Ảnh: Kantei |
Ngày 26/9/2006, ông chính thức được đảng cầm quyền bổ nhiệm làm Thủ tướng thứ 90 của Nhật. Sự kiện đánh dấu việc ông Abe là thủ tướng đầu tiên sinh ra sau Thế chiến 2 và cũng là người nhậm chức trẻ tuổi nhất trong số các lãnh đạo Chính phủ Nhật sau cuộc đại chiến này.
Ảnh: Irish Times |
Song, chỉ hơn một năm sau, vào tháng 9/2007, Thủ tướng Abe tuyên bố từ nhiệm với lý do sức khỏe. Động thái diễn ra chỉ hơn 2 tháng sau khi đảng của ông gặp thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử ở Hạ viện.
Thủ tướng Abe ra dấu hiệu chiến thắng tại trụ sở của đảng LDP ở Tokyo sau khi được tái bầu làm chủ tịch đảng năm 2012. Ảnh: Kyodo |
Tháng 9/2012, ông Abe quay trở lại làm chủ tịch đảng LDP và đến tháng 12 cùng năm, đảng này đã giành được đa số ghế trong cuộc bỏ phiếu tại cơ quan lập pháp.
Thủ tướng Abe (giữa hàng đầu) chụp ảnh cùng các quan chức trong Nội các Nhật tháng 12/2012. Ảnh: Kyodo |
Ngày 26/12/2012, ông Abe nhậm chức thủ tướng lần hai sau khi đảng LDP và đảng liên minh Tân Komeito nắm quyền kiểm soát Hạ viện.
Tháng 7/2013, liên minh cầm quyền của ông Abe giành đa số ghế tại Thượng viện, chấm dứt tình trạng chia sẻ quyền lực với phe đối lập tại Quốc hội.
Ảnh: AP |
Ngày 26/12/2013, Thủ tướng Abe đi thăm đền Yasukuni, nơi thờ 2,5 triệu vong hồn thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh của Nhật, kể cả những binh sĩ và tướng lĩnh đã bị kết tội gây tội ác chiến tranh vào những năm 1970. Động thái lần đầu tiên như vậy của một thủ tướng Nhật trong 7 năm đã vấp phải sự lên án dữ dội từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Thủ tướng Abe và phái đoàn Nhật ăn mừng tại Buenos Aires tháng 9/2013 sau khi Tokyo được chọn là thành phố đăng cai Thế vận hội Olympics mùa hè 2020. Ảnh: Kyodo |
Tháng 4/2014, Chính quyền Abe tăng thuế tiêu dùng của Nhật từ 5% lên 8%. Đến tháng 7, Chính phủ Nhật gây tranh cãi khi thông qua bản tái diễn giải Hiến pháp, cho phép nước này hỗ trợ các đồng minh đang bị tấn công vũ trang như một cách phòng vệ tập thể.
Ông Abe chụp ảnh lưu niệm cùng các vị khách tại lễ hội hoa anh đào ở vườn quốc gia Shinjuku Gyoen tại Tokyo tháng 4/2016. Ảnh: Kyodo |
Thủ tướng Abe (thứ 3 từ phải sang) cùng lãnh đạo các nước G7 thăm đền Ise Jingu ở thành phố Ise, miền trung Nhật tháng 5/2016. Ảnh: Kyodo |
Tháng 9/2018, Thủ tướng Abe tiếp tục được bầu làm chủ tịch đảng LDP nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.
Ông Abe tại một cuộc họp của đảng LDP năm 2018. Ảnh: Kyodo |
Thủ tướng Abe bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh 2020 ở Osaka, Nhật tháng 6/2019. Ảnh: Kyodo |
Tháng 7/2019, liên minh cầm quyền giành đa số ghế tại Thượng viện nhưng không có đủ 2/3 số ghế cần thiết tại Hạ viện để đề xuất sửa đổi Hiến pháp. Ngày 1/10, chính quyền Abe đã tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% sau 2 lần trì hoãn.
Ảnh: AP |
Ngày 24/3 năm nay, Thủ tướng Abe và Ủy ban Olympic quốc tế nhất trí hoãn tổ chức Thế vận hội Olympics Tokyo thêm một năm vì sự bùng phát Covid-19. Đến ngày 7/4, ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại 6 tỉnh, thành phố vì đại dịch.
Ảnh chụp Thủ tướng Abe rời bệnh viện ngày 24/8/2020. Ảnh: Kyodo |
Ngày 17/8, ông Abe đến khám tại một bệnh viện ở thủ đô Tokyo. Song, một trợ lý của thủ tướng lúc đó nói đây chỉ là cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngày 24/8, ông Abe tái khám ở bệnh viện.
Ông Abe tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe tại cuộc họp báo ngày 28/8. Ảnh: Reuters |
Ngày 28/8, ông Abe chính thức tuyên bố từ chức thủ tướng dù vẫn còn 1 năm trong nhiệm kỳ, với lý do cần phải điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính. Ông sẽ vẫn lãnh đạo Chính phủ Nhật cho tới khi đảng cầm quyền chọn được người kế nhiệm ông.
Cho tới thời điểm này, ông Abe đã lập kỷ lục là người có tổng thời gian làm thủ tướng lâu nhất Nhật. Ông cũng giữ kỷ lục về số ngày tại vị liên tiếp dài nhất trong lịch sử đất nước mặt trời mọc với 2.799 ngày liên tiếp tính tới này 24/8.
Tuấn Anh
Thủ tướng Nhật Abe Shinzo, người nắm quyền lãnh đạo chính phủ lâu nhất trong lịch sử đất nước mặt trời mọc, vừa chính thức thông báo từ chức, viện dẫn các lý do sức khỏe.
" alt=""/>Những cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp Thủ tướng Nhật Abe ShinzoHãy thử từng thao tác như CareerBuilder gợi ý:
Đánh giá giá trị bản thân và rủi ro
Trước khi đưa ra yêu cầu, hãy chắc chắn về giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Nếu bạn là người “nhân sự lõi”, có đóng góp quan trọng và khó thay thế, tất nhiên ban lãnh đạo sẽ muốn tạo điều kiện để giữ bạn lại.
Mặt khác, bạn cũng cần đánh giá về các mục tiêu dài hạn mà công ty đang kỳ vọng hoặc đặt ra cho bạn. Tính toán về mức độ ảnh hưởng mà thời gian nghỉ không lương gây ra, hệ quả của nó, dù tích cực hay tiêu cực đều cần đặt lên bàn cân.
Chưa kể, việc nghỉ phép không lương này có ảnh hưởng đến nấc thang sự nghiệp mà bạn mong muốn không? Gần như chắc chắn rằng lịch nghỉ phép dài hạn có thể ảnh hưởng đến việc thăng chức, tăng lương. Nhưng nếu thấy bản thân vẫn giữ được vị trí thuận lợi để xin nghỉ phép, cũng như cân nhắc lợi - hại và mong muốn của bản thân, bạn cứ hành động.
Xác định mục tiêu
Hãy làm rõ điều này với bản thân và lãnh đạo: Chuyến nghỉ phép không lương này sẽ mang lại điều gì cho bạn, liệu nó có góp ích cho tổ chức không? Ví dụ: đó là một khóa học giúp bạn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, cập nhật xu hướng quốc tế, hay tăng cường kỹ năng quản lý?
Không phải ngẫu nhiên trong những môi trường làm việc tiến bộ, người lao động được nghỉ phép trong một thời gian tương đối dài. Bởi đó là khoảng “xả hơi” để họ có lại năng lượng và cảm hứng cho công việc. Nếu thời gian nghỉ phép này đơn giản là để bạn tái tạo sức lao động, sáng tạo, hoặc cân bằng lại cuộc sống - cứ nói thẳng với sếp. Với một nhân sự đóng góp nhiều cho công ty, họ sẽ hiểu rằng bạn đã bỏ ra cống hiến xứng đáng. Và sự nhượng bộ cho bạn cũng mang lại lợi ích cho họ.
Tìm tiền lệ
Thử tìm hiểu xem trước bạn đã có ai xin nghỉ phép không lương như vậy chưa và họ có thành công không? Tình huống của họ như thế nào? Tiền lệ từ các đồng nghiệp có thể giúp bạn rút kinh nghiệm hoặc củng cố cách thuyết phục sếp. Đôi khi, bạn chỉ cần hỏi bộ phận nhân sự về chính sách công ty với việc nghỉ không lương.
Dự phòng trước nguy cơ bị từ chối
Đương nhiên lãnh đạo hoàn toàn có thể quyết định từ chối, nhưng bạn cần biết trước mục tiêu và mối quan tâm của họ là gì. Điều gì khiến họ do dự? Tiền lệ xấu? Sợ bạn sẽ nghỉ việc luôn sau đó?
Dự phòng trước những điều này sẽ giúp bạn có sẵn một số câu trả lời thuyết phục. Bạn có thể chuẩn bị kỹ hơn để khiến sếp chuyển từ lo ngại sang nhìn thấy lợi ích từ kỳ nghỉ này.
Ví dụ, cung cấp cho họ thông tin về khóa học bạn định tham gia, vạch ra các kỹ năng hoặc bằng cấp mà bạn hướng tới với mục tiêu áp dụng nó trong công việc của công ty.
Bạn cũng có thể bày tỏ tình trạng mất cân bằng cuộc sống của bạn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc như thế nào, và việc nghỉ ngơi quan trọng ra sao. Thậm chí giải thích cho họ rằng bạn đã không nghỉ phép trong thời gian bao lâu.
Nói về việc bạn có thể hỗ trợ công việc trong một số tình huống ngoại lệ.
Chọn thời điểm phù hợp
Vì đây là một cuộc thương lượng, nên sẽ là hợp lý nếu bạn chọn thời điểm mà sếp đang vui vẻ, đánh giá cao về vai trò của bạn cũng như hiệu suất mà bạn đóng góp.
Thời điểm nghỉ phép cũng không nên là giai đoạn cao điểm của kinh doanh, sản xuất để tạo gánh nặng cho sếp và đồng nghiệp. Hãy chuẩn bị phương án dự phòng là một khoảng thời gian khác mà bạn có thể sắp xếp được. Để nếu sếp bạn đồng ý nhưng đề nghị thời gian khác thích hợp hơn, thì bạn có thể linh động và phản ứng nhanh để đề xuất luôn. Mặt khác, hãy hỏi sếp lý do nên dời khoảng nghỉ phép, có thể sắp có một hợp đồng lớn, một dự án hoặc đợt luân chuyển nhân sự mà bạn không biết.
Sẵn sàng tâm lý cho lời từ chối
Đàm phán có nghĩa là bạn có thể không đạt được kết quả mong đợi. Sẽ rất tuyệt nếu sếp bị thuyết phục và đồng tình. Nhưng nếu sếp có đủ lý do để từ chối bạn, hãy coi đó là bình thường.
Trong trường hợp câu trả lời là “Không”, hãy tự hỏi mình về nhu cầu, mục tiêu cao nhất của bạn: Có phải bạn nhất định phải nghỉ phép lúc này, nhất định phải tham gia khóa học, trải nghiệm này… hoặc cần nghỉ ngơi lúc này? Nếu bạn có câu trả lời, bạn biết mình cần làm gì.
(Nguồn CareerBuilder)
" alt=""/>Cách xin nghỉ phép không lương thành công